Bụi mịn là gì? Tác hại của bụi mịn & 6 cách phòng tránh hiệu quả

Theo kết quả thống kê, Việt Nam là 1 trong những nước đứng đầu về tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… Một trong những mối lo ngại lớn nhất lúc này là tình trạng bụi mịn quá dày đặc đang làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Vậy bụi mịn là gì, nguyên nhân hình thành, tác hại và cách phòng tránh và giảm thiểu bụi mịn ra sao? thì hãy cùng iHomeStore tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Bụi mịn là gì?

So sánh kích thước bụi mịn với sợi tóc

Bụi mịn (bao gồm bụi siêu mịn) là những hạt dạng rắn hoặc lỏng có kích thước siêu nhỏ thường bay lơ lửng trong không khí. Để xác định kích thước của hạt bụi người ta thường sử dụng ký hiệu PM (Particulate Matter). Kích thước hạt bụi nhỏ hơn 10 µm (0.00001 m) thường được coi là bụi mịn, nhỏ hơn 2,5 µm (0.0000025 m) thì được coi là bụi siêu mịn.

Bụi mịn có rất nhiều loại và kích thước khác nhau nhưng đáng quan tâm nhất là PM 1.0 và PM 2.5.

1. Bụi mịn PM 1.0

Bụi mịn PM 1.0 là những hạt bụi siêu mịn bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi này có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 micromet (≤ 1 μm).

2. Bụi mịn PM 2.5

Bụi mịn PM 2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet (≤ 2.5 μm).

Bụi mịn từ đâu mà ra?

Bụi mịn xuất hiện chủ yếu ở các thành phố lớn

Các hạt bụi mịn chủ yếu được sinh ra từ các hoạt động gây ô nhiễm không khí của con người như: Xây dựng công trình, khí thải nhà máy, khí thải xe máy & xe hơi, đốt rác, đốt rơm rạ hoặc than củi,v.v.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường khác như trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính hoặc biến đổi khí hậu cũng góp phần làm tăng nồng độ bụi mịn trên Trái Đất

Tác hại của bụi mịn tới sức khoẻ

Bụi mịn được mệnh danh là “sát thủ âm thầm” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Trong đó, một số căn bệnh nguy hiểm còn bị ảnh hưởng trực tiếp từ bụi mịn gây ra.

1. Các bệnh về tâm lý

Khi con người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm trầm trọng sẽ khiến cuộc sống trở nên ngột ngạt. Gây ra nhiều áp lực cho bản thân, ảnh hưởng đến tâm lý và luôn trong trạng thái cảm thấy không an toàn.

2. Giảm trí nhớ

Các hạt bụi siêu mịn có khả năng xâm nhập vào não bộ thông qua đường máu ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của con người. Đồng thời tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm lý hoặc đột quy ở người cao tuổi.

3. Các bệnh về đường hô hấp

Bụi mịn ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh về hô hấp

Quá trình hô hấp diễn ra bằng mũi, lấy oxy từ không khí đưa vào phổi, tại phổi oxy sẽ tiếp xúc với máu mang đến các tế bào khác có trong cơ thể. Bụi mịn cộng với khí CO2 hay SO2, NO2 nhiều sẽ cản hemoglobin kết hợp oxy trong máu khiến tế bào thiếu oxy gây ra kích ứng phổi và các cơ quan chức năng khác gây ra những bệnh về hô hấp. Các hạt bụi siêu mịn từ kim loại như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể xâm nhập sâu đến DNA cản trở cơ chế sửa lỗi và gây nên bệnh ung thư phổi.

Ngoài ra chất độc trong bụi đi vào cơ thể người sẽ gây bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).

4. Gây ra bệnh nhồi máu cơ tim

Nếu bạn tiếp xúc với bụi mịn trong không khí thường xuyên, bụi sẽ tấn công vào phế năng, vượt qua vách ngăn khí – máu để xâm nhập vào hệ tuần hoàn. Làm ảnh hưởng lớn đến hệ thống thần kinh, khiến tắc nghẽn mạch máu, vỡ mạnh máu gây ra bệnh nhồi máu cơ tim.

Thực trạng bụi mịn đáng báo động tại Việt Nam

Thành phố mờ đục vì bụi bẩn

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định bụi mịn chính là “kẻ giết người thầm lặng” và khẳng định ô nhiễm không khí đang là “mối đe dọa khẩn cấp cho sức khỏe cộng đồng”. Theo thống kê của WHO ở Việt Nam, năm 2016 hơn 60.000 người chết do bệnh tim, phổi và các chứng bệnh khác liên quan tới ô nhiễm không khí. Như vậy trung bình mỗi ngày có khoảng 164 người tử vong chỉ vì… hít thở. Và con số này ngày càng tăng cao.

Năm 2016, GreenID công bố báo cáo sơ lược tình trạng môi trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:

  • Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM 2.5 là 50.5 gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).
  • Thành phố HCM: chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM 2.5 là 28.3 cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO.

Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và Hồ Chí Minh vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nguồn sinh ra ô nhiễm bụi mịn ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp. Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi, Ấn Độ (124 µg/m3), nơi ô nhiễm không khí nặng nhất nhì thế giới.

Đối với vùng nông thôn, nhìn chung chất lượng môi trường không khí còn khá tốt. Môi trường chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất làng nghề, xây dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu,v.v.

Cách phòng tránh và giảm thiểu bụi mịn

Tình trạng không khí vẫn tiếp tục tăng cho nên việc ngăn chặn và hạn chế bụi mịn cho bản thân là điều cấp thiết lúc này.

1. Tránh xa các nguồn ô nhiễm khói bụi trong thành phố

Thay vì việc phải sinh sống gần các khu công nghiệp, nhà máy, thường xuyên hít phải khí thải độc hại bạn có thể chuyển đến khu vực trong lành hơn. Không mua nhà, thuê nhà trọ gần mặt đường (nếu có thể), nơi có nhiều phương tiện giao thông di chuyển. Trồng thật nhiều cây xanh xung quanh nơi bạn sống.

2. Sử dụng khẩu trang

Khẩu trang chính là vật bất ly thân khi ra ngoài đường mặc dù chúng không thể ngăn chặn hoàn toàn được bụi mịn hoặc bụi siêu mịn. Bạn có thể sử dụng khẩu trang chuyên dụng dành cho việc phòng tránh bụi mịn, những loại đã được kiểm tra bởi tổ chức y tế có thể lọc được trên 90% bụi mịn mặc dù giá thành khá cao.

3. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ là cách đảm bảo không gian sống giảm thiểu bụi đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện được. Một căn hộ được vệ sinh thường xuyên sẽ có chất lượng không khí tốt hơn nhiều so với ngoài đường. Nếu có thể, bạn hãy đóng kín các cửa ra vào để hạn chế khói bụi bay vào nhà.

4. Sử dụng máy lọc không khí

Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi và bụi mịn

Máy lọc không khí là giải pháp làm sạch bụi mịn, bụi siêu mịn có trong không khí vô cùng hiệu quả. Hầu hết các loại máy lọc không khí đều được tích hợp nhiều tính năng hiện đại dễ dàng loại bỏ bụi mịn, các loại mùi độc hại, vi khuẩn, nấm mốc trong nhà.

5. Sử dụng máy hút bụi hoặc robot hút bụi lau nhà

Để giúp bạn vệ sinh các khu vực, đồ vật trong nhà hiệu quả mà thì các công cụ có khả năng loại bỏ bụi bẩn mạnh mẽ đã được ra đời. Máy hút bụi và robot hút bụi lau nhà có khả năng làm sạch những loại bụi (gồm cả bụi mịn) mà chổi quét nhà thông thường không thể loại bỏ hết được. Không chỉ hút sạch bụi bẩn trên sàn nhà, máy hút bụi còn còn có thể loại bỏ bụi bẩn trên giường nệm, nóc tủ, ghế sofa,… Giúp bạn loại bỏ hiệu quả những hạt bụi, vi khuẩn trên đồ vật cũng như bay lơ lửng trong không khí mà không cần tốn công sực hàng ngày.

Robot hút bụi lau nhà loại bỏ được bụi mịn, và bụi nano hiệu quả

6. Tăng cường sức khoẻ

Bổ sung chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, rau củ chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, protein… Để giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp do bụi gây ra. Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và hạn chế bệnh tật. Điều này giảm thiểu và hạn chế sự ảnh hưởng của bụi mịn giúp bạn phòng chống tác hại của khói bụi. Kết hợp phương pháp này cùng với các biện pháp khác giảm thiểu/phòng chống bụi hoặc bụi mịn đạt được hiệu quả cao nhất.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc nắm bắt được bụi mịn là gì? Hậu quả nghiêm trong của bụi mịn gây ra cho con người cũng như cách phòng tránh bụi mịn, ô nhiễm không khí hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by TA